Sự thật đằng sau các tấm biển đại hạ giá, giá rẻ của các shop quần áo thời trang
Biển hiệu Safe off up to 30-70% được in và đặt chềnh ềnh trước nhiều
shop quần áo thời trang nam tại Hà Nội như níu kéo khách vãng lai vì mức giảm giá shock quá lớn mà người tiêu dùng không thể cưỡng lại được.
Thực tế ít ai biết hạ giá thực ra chỉ là một chiêu trò lựa người của nhiều chủ cửa hàng quần áo thời trang nhằm… “câu khách”.
Với sự cạnh tranh tăng cao, để có thêm được nhiều khách hàng, nhiều shop quần áo đã giảm giá, mở chương trình khuyến mãi với mức giảm sâu tới 50%. Ngoài ra, một số nơi treo nhãn giảm giá 30 - 60% nhưng thực tế giá bán này vẫn ngang bằng với quần áo cùng loại trên thị trường, chỉ đơn giản là giá áo giá quần đã được các chủ shop thời trang nam nữ nâng lên rồi hạ xuống.
Người tiêu dùng khó có thể “rời mắt” khỏi mức giảm quá lớn 70%
“Safe off” - dòng chữ quen thuộc của các shop quần áo ở Hà Nội những ngày cuối năm
Anh V. chủ một cửa hàng quần áo nam tại Hà Nội cho biết, trung bình mỗi năm anh mở khoảng 4 – 5 đợt sale off (giảm giá). Mỗi lần giảm 30 - 50%, đợt hàng thanh lý hết mốt có thể giảm 70%.
Theo bật mí, khuyến mại dù có mức giảm thấp là 20% hay lên đến 70% thì shop đồ nam của anh vẫn có lãi. Anh nói: “Mỗi tháng tôi thường sang Quảng Châu 2 đến 3 lần để đánh hàng. Khi về shop mình giá sẽ được làm lên 2 -3 lần. Ví dụ một chiếc áo phông nam, trung bình giá gốc tại mối buôn ở Quảng Châu là 70.000 đồng. Nhưng khi về đến Hà Nội, treo ở shop thời trang, nó lên tới 300.000 - 350.000 đồng. Do vậy, nếu đợt giảm giá mức 50% sẽ còn 150.000 - 175.000 đồng, thậm chí giảm 70% thì giá bán vẫn cao hơn so với giá gốc”.
Dạo quanh Hà Nội trên những cung đường chuyên buôn bán các mặt hàng quần áo thời trang nam nữ nổi tiếng như Cầu Giấy Bạch Mai Quán Thánh, Chùa Bộc… người đi đường dễ dàng bắt gặp hình ảnh chi chít của các băng rôn phông bạt với dòng chữ cỡ lớn như Giảm giá mùa Noel, Đại hạ giá cuối năm, Safe off đến 70%... Đặc biệt, thời điểm áp dụng chiến lược giảm giá của các chủ tiệm thời trang luôn rơi cận những ngày lễ như tết dương, âm lịch hay giáng sinh, đặc biệt là những ngày cuối năm khi nhu cầu mua sắm các mặt hàng quần áo thời trang của người tiêu dùng tăng cao, nhất là ở thị trường đông đúc như Hà Nội
Phải chăng nhằm tạo nhiều hơn cơ hội mua sắm cho tất cả mọi đối tượng nên nhiều shop thời trang đồng loạt treo biển”sale sốc tận óc”. Điều này khiến khác hàng thắc mắc và tò mò muốn tìm câu giải đáp. Chính vì thế, từ ngày xuất hiện nhiều biển hiệu ưu đãi thì lượng khách hàng ghé thăm cũng tăng lên đáng kể.
Theo quan sát và ghi nhận của PV tại các tuyến đường chuyên buôn bán các mặt hàng quần áo thời trang trở nên tấp nập hơn hẳn vào thời điểm cận Noel, Tết Dương lịch và phần lớn người tiêu dùng ghé đến vì mục tiêu “săn” hàng giảm giá.
Thế nhưng, sự thật bên trong việc sale khủng nhiều
shop thời trang lại hoàn toàn khác với những gì khách hàng “tưởng tượng” khi việc giảm giá này chỉ là một trong những chiến thuật nhằm “hút khách” và cũng là cơ hội “xả hàng” cũ vào thời điểm cuối năm. Hiện trạng “treo đầu dê bán thịt chó” tràn lan khắp các cửa hàng thời trang nam dần khiến không ít người tiêu dùng ngán ngẩm nhưng cũng hút khách khá hiệu quả đối với nhiều đối tượng người tiêu dùng khác.
với cửa hàng quần áo nam nữ. Anh Trung Hiếu (Hoàng Mai, Hà Nội) từng khá hài lòng với chiếc áo sơ mi hiệu được giảm giá còn 300 nghìn đồng. Tuy nhiên khi hàng xóm cho xem một chiếc áo y hệt mà giá chỉ có 140\130 ngàn VNĐ, anh mới biết mình đã bị “lừa”. Mức lệch về khoản tiền không quá lớn, nhưng cũng bởi vì đó mà anh trở nên cảnh giác với các mặt hàng giảm giá của các cửa hàng thời trang và hình thành thói quen lên mạng xem trước giá thành trước khi quyết định mua hay không mua
“Hớn hở mặt vào, bí xị mặt ra”
Nhằm xác thực thông tin sale khủng có thực sự đúng với cách quảng cáo của các shop thời trang,PV tự mình đến một số shop thời trang để xác thực. Ghé vào cửa hàng X70 trên đường Nguyễn Trãi - một cửa hàng thời trang dành riêng cho giới trẻ, có mặt tiền nổi trội bằng một dòng chữ cỡ lớn “Giảm giá, sale tận đáy 50%”. Tại đây, người tiêu dùng ra vào khá nhộn nhịp và đặc biệt lúc chiều. Trước thắc mắc của PV việc áp dụng cụ thể chương trình giảm giá đến 50% tại shop là như thế nào, một nhân viên bán hàng tại đây cho biết: chương trình sale đã kết thúc rồi, chỉ áp dụng từ ngày 17-22/06. Hiện tại, tất cả các mặt hàng đều không giảm, giữ nguyên giá. Khi được hỏi về nguyên nhân tại sao đã hết thời gian giảm giá mà cửa hàng vẫn chưa hạ bảng hiệu giảm giá xuống, nhân viên tại đây giải thích rằng do bận bán hàng nên chưa gỡ bỏ”(?).
Một số cửa hàng thời trang nam thương hiệu “có tiếng” cũng tranh thủ áp dụng cách “hút khách” đơn giản bằng việc “safe off”. Cũng tọa lạc trên đường Nguyễn Trãi Hà Nội, cửa hàng Jockey và Anna Nina có treo biển “giảm giá đến 70%”, thế nhưng, áp dụng cho mức giảm “siêu hời” đó, khách hàng chỉ mua được những sản phẩm lỗi mốt, tồn kho. Tại cửa hàng Anna Nina chuyên bán đầm, chủ shop chỉ vào một vài mẫu quần áo cũ và cho biết, một vài cái đó là giảm 70%, có chiếc giảm 50% thì ít cũ hơn, còn những mặt hàng mới chỉ giảm 25%, thậm chí còn nhiều món đồ không áp dụng chương trình sale off - đồng nghĩa là giá bán vẫn không thay đổi .
shop quần áo nam Jockey lại có thêm cách giảm giá mới khá đặc biệt khi chương trình áp dụng mức 30%, 50% hay 70% lại tùy thuộc vào số lượng sản phẩm quần áo mà khách thanh toán. Chưa kể, một điểm khá “đặc biệt”, để nhận được mức giảm giá trên thì trong số các sản phẩm đã chọn phải có ít nhất 1 sản phẩm cũ do chính cửa hàng bày riêng ở một khu vực khác mới được áp dụng giảm giá. “Chiến lược” giảm giá khá đặc biệt khi mức giảm có thực nhưng bên cạnh đó là các yêu cầu khác, đây là cách “giải phóng” hàng cũ khá hữu hiệu được nhiều cửa hàng quần áo thời trang nam nữ áp dụng, nhất là ở Hà Nội và Sài Gòn
Bạn Thanh Thảo (sinh viên Trường Đại học KHXH-NV Hà Nội) thở dài: “Bình thường tôi không thường xuyên ghé thăm các shop quần áo bởi đang đi học nên cũng không có nhu cầu mua sắm quần áo nhiều. Nhưng vào dịp Noel, Tết Dương lịch, thấy nhiều cửa hàng giảm giá đến 50%, có nơi giảm đến 70%, tôi và vài đứa bạn cũng rủ nhau đến xem sao. Vào một
cửa hàng quần áo gần Làng Đại học Quốc gia Hà Nội có treo biển giảm giá, sau một hồi chọn lựa cũng được cái ưng ý. Thế nhưng, cả đám như “đứng hình” khi hóa đơn tính tiền không được giảm một xu. Thắc mắc về tấm biển hiệu giảm giá thì chúng tôi được chủ tiệm chỉ tay vào đống quần áo tồn và cho biết chỉ áp dụng với mặt hàng này thôi. Nghĩ tới việc mua hàng giảm giá, tôi vẫn chưa hết ngán ngẩm”.
Chị Thu Hương (nhân viên văn phòng, quận Hoàn Kiếm Hà Nội) ngán ngẩm: “Nhắc đến mua quần áo giảm giá, tôi chỉ thấy bực mình. Tôi đã không hứng thú việc mua hàng giảm giá và đặc biệt là mặt hàng thời trang ở các shop lớn mặt đường. Nhớ thời gian giáp Tết m lịch năm trước, lúc cần sắm sửa quần áo cho năm mới cho bé nam nhà tôi, thấy có cửa hàng quần áo nam cạnh nhà với mức hạ giá đến 70%. Tuy nhiên, mua hàng xong mới vỡ lẽ những mặt hàng giảm là những sản phẩm tồn đổ đống, còn lại là giữ nguyên giá. Nhiều người mua hàng khác cũng chung hoàn cảnh như tôi, thất vọng với mức giá “trên trời” của món đồ chưa giảm giá, còn sản phẩm giảm giá thì lại không thể nào dùng được.
Có lẽ, cuối năm là thời gian tốt để buôn bán, kinh doanh và cũng là cơ hội để các shop thời trang nam tranh nhau “xả hàng” tồn kho. Thế nhưng, việc lợi dụng “safe off” để mời chào ghé thăm” khiến cho người dùng “rước bực” phải chăng là cách làm hiệu quả? Chưa kể, nếu việc “khuyến mãi ảo” cứ tiếp tục và tái diễn mỗi năm sẽ khiến người tiêu dùng dần mất lòng tin vào cách bán hàng và giá cả của món đồ tại các cửa hàng kinh doanh hàng may mặc trong nước.